• Gợi ý từ khóa:
  • Bộ set cần câu, cần câu cá, máy câu cá, cần câu tay, lưỡi câu cá, phao câu cá, mồi câu cá

Tenkara- Style câu của người Nhật.

TENKARA

Môn câu fly của Nhật được gọi là TENKARA xuất xứ nguyên thủy từ những làng nằm trên cao nguyên,nó được phổ biến xuống vùng đồng bằng như là một kiểu câu cổ truyền từ xa xưa.Cách câu gồm một cần dài khoảng 3 – 5 m gắn với dây và mồi fly riêng biệt của Tankara gọi là Kebari.Vì đa số những con suối bên Nhật chiều ngang rất hẹp nên cách câu này rất thích hợp với vùng rừng núi đó.



Mồi fly Tenkara có nhiều loại và nhiều màu sắc theo từng vùng,những dòng suối ở Nhật có nhiều khác biệt nhau về dòng chảy cũng như lưu lượng nước chảy, đó là tại sao cách câu fly Tenkara rất đơn giản và căn bản mồi làm y như loại mồi wet fly,nhưng nó lại không bắt buộc dùng y như cách câu fly của dân tây phương.

Không có ai biết chắc chắn cách câu này tại sao gọi là Tenkara,một số người cho Tenkara có nghĩa là “từ trên trời” theo cái nghĩa những con flies đáp xuống mặt nước,những người khác thì cho là xuất xứ từ chữ “Tengara” một cách câu hoàn toàn khác biệt đối với cách câu loại cá Ayu được lưu nhập từ Trung Hoa vào Nhật.

Vẫn có người cho rằng nó là biến đổi của môn chơi trẻ em nhảy một chân chung quanh vòng tròn vẽ dưới đất,cũng như những người câu kiểu Tenkara nhảy từ mõm đá này qua mõm đá khác trong con suối, giống như trẻ em chơi trò Ken Ken.Cách phát âm chữ này thay đổi theo từng vùng có thể gọi là Chingara,Shinkara hay Tsunkara.

Hiện nay môn câu Tenkara chỉ có những người câu chuyện nghiệp ở Nhật dùng để câu cá trout trong suối,dụng cụ câu fly Tenkara rất giống với dụng cụ câu fly của tây phương,những con fly được gọi là Kebari, Tiếng Nhật gọi là Ke là lông, bari là lưỡi câu, con mồi fly này rất giống với loại mồi fly mềm ( soft hackle fly) của tây phương,cần câu nguyên thủy được làm từ cây tre ,nhưng bây giờ có những cần làm bằng tổng hợp carbon graphite như chúng ta thấy hiện giờ,dây câu được làm bằng sợi tơ của kén con bướm và đan xéo (taper line) với lông đuôi con ngựa được gọi là Basu,Tegusu hay Kiwata.

Cái duy nhất đặc biệt của Tenkara khác cách câu tây phương là cần không có máy cuộn dây.Những mồi câu đa số làm từ địa phận Banshu thuộc vùng Hyogo,phiá tây nước Nhật. Người dân câu Tenkara dưới thời đại EDO (1603-1867) thường dùng mồi fly thật ( nghĩa là bắt con fly buộc vào lưỡi câu) phát xứ từ vùng Kyoto,Dưới thời đại Tempo (1830-1844) người dân Banshu phát triển nghề làm mồi khéo léo của riêng họ thành loại mồi phổ biến cho dân câu khắp nơi.

Với cách câu Tenkara ,người câu chuyên dùng để nhắm bắt cá “Iwana”( loại cá sống ở vùng nước lạnh), “Yamame” ( loại cá được gọi là vua cá Trout,hoặc như brook trout), “ Amago”và “Ayu”(sweetfish).

Kiểu câu Tenkara là kiểu câu quan trọng phải biết được cách đọc làn nước chảy của dòng suối ;


1- Cách ném mồi ( hình 1)

Người câu Tenkara vung cần phải trong khoảng cách 90 độ nếu cần và dây ,nếu mỗi thứ dài khoảng 3,3m thì con mồi fly phải rơi ở đoạn 6,7m,tuy vậy độ dài của dây câu thay đổi theo chiều dài dòng nước hay kỹ thuật của người câu.Cách ném mồi của TenKara không khác nhau gì nhiều cách ném của tây phương ,chỉ khác một chút ở chỗ Tenkara phất với nhịp điệu nhanh hơn.





2- Điều khiển cần để nhắp mồi ( hình 2)

Cách điều khiển cần trong môn Tenkara làm cho con fly trở nên lôi cuốn và tkích thích cá ăn mồi,nên ném mồi fly phía ngược dòng nước chảy hay trên mặt nước, không để dây câu chìm dưới nước mà chỉ để chìm con mồi fly trong dòng nước mà thôi.



3-Cách ném mồi theo kiểu “ Sutebari”.( hình 3)

Một trong kỹ thuật ném mồi Tenkara được gọi là “Sutebari” nghĩa là “ ném mồi xa ra”, kỹ thuật này là ném mồi ra chỗ có cá làm nhiều lần,cho chạm mặt nước, để gây sự chú ý của cá,trước khi ném con mồi nằm im ở đó.

Còn được gọi là “dapping” nghĩa là phất cần dài ra tới chỗ có cá cho mồi chạm xuống mặt nước và nhấc cần cho con mồi nhảy theo y như cách con fly đang bay là là chạm nước để đẻ trứng, đây là một kỹ thuật câu rất sát cá ,nó làm tăng hiệu quả con mồi fly,cách này thường dùng ở phía đông vùng bắc Mỹ, là phải phất cần thật khéo cho con mồi chạm mặt nước rồi phất lại cần cho con mồi chạm vài lần nữa trươc khi vờn dây lần chót cho con mồi “đậu” xuống mặt nước,chứ không phải rơi xuống mặt nước,nếu không con mồi sẽ làm cho cá sợ mà không ăn.

Chuyên đồ câu cá, dụng cụ thể thao giải trí ngoài trời
Chuyên đồ câu cá, dụng cụ thể thao giải trí ngoài trời
Chuyên đồ câu cá, dụng cụ thể thao giải trí ngoài trời