• Gợi ý từ khóa:
  • Bộ set cần câu, cần câu cá, máy câu cá, cần câu tay, lưỡi câu cá, phao câu cá, mồi câu cá

Câu Lục tỳ - Câu Lục Bềnh là gì?

Trong những năm trở lại đây thì môn câu lục phát triển càng ngày càng rộng. Câu lục là môn câu bản sắc của người miền Bắc. Nhưng sau đó đã được anh em cần thủ trong và ngoài nước chơi, phát triển ra nhiều nơi chứ không riêng gì chỉ có ở miền Bắc.

 

Câu lục là 1 trong những kiểu câu đòi hỏi người cần thủ phải có đầy đủ các kỹ năng. Không giống như các kiểu câu khác, câu lục là 1 trong những kiểu câu vô cùng linh hoạt và yêu cầu tập trung cao độ với người chơi môn này. Cách câu lục giờ đây đã được phát triển và đa dạng hơn so với cách câu ngày xưa.
Nhiều năm về trước nhiều cần thủ câu lục chỉ câu ở đầu cần, sử dụng bát cước hoặc các loại máy Fly để câu. Sau đó máy Spinning được du nhập và sử dụng rộng rãi hơn. Từ đó người câu lục có thể câu xa hơn chứ không chỉ gò bó như câu đầu cần gần bờ.

Ngày nay, câu lục phổ biến ở nhiều dạng câu : câu lục giật, câu lục bềnh, câu lục chà bèo....... Lưỡi lục cũng có nhiều dáng lưỡi hơn như: dáng xoài, thúng, tay quỷ, lưỡi hái, mác, mèo ngồi, móng rồng, đuôi ngựa, đĩa bay......mỗi kiểu dáng của lưỡi lục phù hợp cho từng cách câu, độ sâu, độ xa và hợp với người câu. Phao câu lục cũng vậy, có rất nhiều kiểu đáng phù hợp cho câu gần bờ cho đến xa bờ. Phao câu lục cũng vô cùng đa dạng trong mọi hình dáng và có nhiều độ nổi khác nhau.Phao câu lục xa bờ ngày nay cũng được lắp thêm cánh phao giúp phao bay xa và thẳng hơn so với ngày trước. Mỗi kích cỡ phao cũng phù hợp với kích cỡ và độ nặng của từng bộ lưỡi và khoảng cách câu. Cần câu lục chủ yếu là sử dụng các loại cần surfcasting Telescopic hoặc cần Surfcasting 3 khúc, có thể sử dụng cần ISO cắt bớt ngọn cần để tăng độ cứng và độ nảy cho câu lục. Máy câu lục cũng khá đa dạng và nhiều kích cớ như: máy Fly, máy Spinning thông thường và ngày nay sử dụng thêm máy Spinning Baithrunner. 1 vài cần thủ vẫn thích sử dụng bát gỗ hay bát nhựa để quấn cước......

Hiện nay câu lục được chia làm 2 dạng chính là câu giật và câu bềnh.

1.
Câu Lục tỳ hay còn gọi là lục Giật :



Câu lục giật thì bất cứ ai câu lục cũng hiểu nôm na rằng cá tì phao thì người cần thủ sẽ tóm dây cước rồi cầm cần giật cho lưỡi đóng vào cá ( lí thuyết và thực tế thì là đúng như vậy ). Nhưng với cần thủ câu lục lâu năm thì sẽ hơi khác 1 chút. Không phải lúc nào thấy phao chuyển động họ cũng giật. Đã từng có rất nhiều cần thủ khi đi câu thắc mắc tại sao giật mà không thấy gì........ Với những người câu lục lâu năm thì họ có kỹ năng đọc phao. Kỹ năng đọc phao là gì và như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Người câu có kinh nghiệm , khi câu họ nhìn phao và tăm cá ở ổ thính họ cũng phán đoán được là cá gì vào ổ, cá tì ở bộ phận nào, cá to hay cá bé.....sau đó ngừoi câu sẽ tự quyết định là có giật hay là không.
Câu giật thường hay động ổ sau mỗi lần giật trúng hay trượt, ít khi bắt được cá to và đặc biệt nhất là rất hiếm khi bắt được những con cá to đã từng vài lần bị ăn đòn.
Thính câu lục thông thường là những dạng bột được trộn lẫn với nhau như: cám gao, thính đậu tương rang, các loại mồi câu tổng hợp có sẵn.....Những loại thính bột tạo mùi thơm, chua......Khi thả thính xuống nước thì thính sẽ được hòa tan vào trong nước tảo hương và dẫn dụ đàn cá đến vây quanh ổ thính. Cá đi xung quanh ổ thính hút mồi vô tình chạm vào dây sẽ tác động phao ở phía trên cho người cần thủ biết. Ai ai cũng hiểu rõ rằng khi thả thính xong thì luôn có cá bé vào xơi đầu tiên, tiếp sau đó là những con cá ham ăn như cá được nuôi công nghiệp..... Nhưng những con cá to và sống trong hồ từ lâu thì lại vô cùng thận trọng. Chúng luôn đứng bên ngoài dò xét, cảnh giác và chờ đợi đàn cá bé ăn xong nếu không có động tĩnh gì thì chúng mới mon men vào ăn. Khi chúng vào ăn cũng là lúc thính đã tàn vì bị đàn cá bé và cá công nghiệp xơi hết. Chúng sẽ vào nhặt nhặn những gì còn xót lại của ổ thính đã tàn.
Vấn đề câu lục giật căn bản xin không nói thêm vì đa phần nhiều người chơi cũng đã hiểu.

2.
Câu Lục Bềnh :



Câu lục bềnh là một trong những dạng câu lục được dân câu biến thể trong 1-2 năm trở lại đây. Vậy thế nào là câu bềnh, câu bềnh ra sao? cái này thì không phải ai cũng hiểu về câu lục bềnh. Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng câu lục bềnh nghĩa là phao sẽ nổi lên gọi là bềnh hoặc mắc mồi vào lục khiến cho con cá cắm mặt vào lưỡi lục ăn mồi sẽ tự động dính lưỡi câu rồi bềnh phao lên thì là câu bềnh. Xin trả lời với anh em là không phải như vậy. Câu bềnh là 1 cách câu làm sao bắt 10 con cá mà 10 con phải dính lưỡi ở mặt. Câu lục bềnh cũng khác hoàn toàn với câu lục giật. Vậy những gì gọi là khác với câu lục giât? Xin trả lời là những cái khác như: phao , lưỡi, thính. Tại sao lại như vậy thì tôi xin phân tích đôi điều về câu lục bềnh cho anh em hiểu hơn.

Câu lục bềnh là 1 cách câu trong câu lục nhằm phân loại cá khi câu, tránh cá con, chỉ bắt dược cá lưu trong hồ chứ ít khi bắt cá mới và đánh vào tập tính của con cá.
Đồ câu lục bềnh cũng khác so với câu lục giật như sau:

+
Phao câu bềnh :


Phao câu lục bềnh có độ nổi vô cùng lớn, độ nổi sẽ lơn hơn phao câu giật. Hình dáng bầu phao cũng khác, cách cân phao với lưỡi cũng khác so với câu lục giật. Câu bềnh thì câu bằng cỡ lưỡi nào thì phải cân riêng với 1 quả phao thích hợp để câu với bộ lưỡi đó.
Cân phao bềnh khác với cân phao cho câu lục giật khác nhau thế nào ????
Câu giật thì ta chỉ cân phao và lưỡi sao cho lưỡi kéo chìm được phao thì là ok. Nhưng với câu bềnh thì việc cân phao với lưỡi lại vô cùng quan trọng và kỳ công. Chúng ta phải cân tất cả những gì có trên 1 đường dây câu của chúng ta và cân làm sao khi ta treo tất cả mọi thứ vào phao bao gồm: lưỡi , 2 khóa ( khóa dây trục và khóa chân phao ) làm sao khi thả vào ống nước hoặc bể cá mà lưỡi không chạm đáy, phao không chì mà chỉ còn mỗi đầu mũ phao nổi trên mặt nước. Khi căn chỉnh độ sâu để lưỡi chạm đáy thì phao mới nổi lên....Ở đây tôi chỉ xin nói về cách cân phao như vậy để mọi người dễ hiểu mà thôi chứ cân sao cho chính xác và đạt độ nhạy cao sẽ nói riêng sau.

Sau đây là cách cân phao bềnh đơn giản. Nhưng cách cân phao này chỉ mang tính chất cho anh em tham khảo vì cách này chưa thực sự gọi là chính xác.



+
Lưỡi câu bềnh :



Lưỡi dành cho câu bềnh cũng khác so với các kiểu lưỡi dành cho câu lục. Phom lưỡi sẽ mở rộng hơn so với lưỡi câu giật , mũi lưỡi mở cao hơn để khi con cá chạm nhẹ là dễ bám dính. Lưỡi câu bềnh hiện nay phổ biến với 2 dạng mũi lưỡi là mũi kim và mũi đao. Tay lưỡi cũng mềm hơn rất nhiều so với lưỡi câu giật. Ưu và nhược điểm của 2 loại mũi kim và mũi đao như sau:

- Mũi Kim : mũi lưỡi được mài nhọn như cây kim khâu. Ưu điểm là dễ bám dính khi cá chạm nhẹ vào, tỉ lệ tự dính cá cao. Khuyết điểm là dễ rơi lưỡi khỏi cá vì không bám và đóng sâu, dễ bị quằn mũi lưỡi khi dòng cá quá tay.


- Mũi Đao: Mũi lưỡi được mài 2 bên như 1 lưỡi dao. Ưu điểm là ít bị quằn mũi lưỡi, lưỡi sẽ xuyên sâu hơn mũi kim khi đóng cá, tỉ lễ mất cá thấp hơn vì lưỡi xuyên sâu và bám chặt vào cá. Khuyết điểm là tỉ lệ tự dính cá thấp hơn mũi kim.



+
Thính câu bềnh :

Thính câu bềnh thường sử dụng các loại ngũ cốc lên men như: bắp , đỗ tương, đậu phộng, thóc........Mồi câu hầu như giống với tự nhiên và phù hợp với nhu cầu về chất của cá trong thời kỳ phát triển của cá

Ưu nhược điểm khác nhau giữa câu lục giật và câu lục bềnh :

+ Câu lục giật thì thính chủ yếu là thính bột, con cá vào ổ thính chủ yếu là vờn quanh ổ thính để hút những thức ăn trong nước rồi vô tình chạm vào dây câu. Câu bềnh khó loại bỏ được cá con vào phá ổ thính, ít khi bắt được cá to vì cá con và cá công nghiệp phá ổ. Câu lục giật khi giật cá sẽ luôn động ổ khiến cho đàn cá hoảng loạn khiến người câu ít khi bắt được nhiều cá, tỉ lễ mất cá cũng cao vì lưỡi đóng ở một vài bộ phận trên người cá không chắc......Người câu luôn phải tập trung cao độ và cầm cần liên tục.

+ Câu lục bềnh thì thính chủ yếu là các loại ngũ cốc, bắt con cá phải cắm mặt xuống để nhặt thức ăn dễ cắm mặt vào lưỡi câu. Loại bỏ được cá con vào phá ổ, chủ yếu là bắt cá sót sống lâu năm trong hồ vì cá con và cá công nghiệp đa phần thích các loại thức ăn dạng bột có mùi thơm. Đặc biệt nhất là chuyên để trị những con cá tinh ranh .Ít bị động ổ khi đóng cá, người câu khéo sẽ có cách vuốt cần khiến con cá bị dính lưỡi câu sẽ không hoảng loạn để động đàn cá xung quanh. Lưỡi được bám chặt từ cằm và mồm cá ( bộ phận mềm trên người cá ). Với những người câu có kinh nghiệm khi dòng cá sẽ luôn vật cần sang 2 bên để toàn bộ các lưỡi bám hết vào cá. Dễ khâu toàn bộ mồm cá khiến con cá khó hô hấp sẽ khiến chúng nhanh mệt hơn. Tỉ lệ mất cá thấp hơn câu lục giật vì lưỡi câu được bám chắc ở phần mềm và lưỡi dễ xuyên vào cá hơn câu giật lưỡi câu đóng ở các vị trí lung tung. Nhược điểm của câu lục bềnh là đòi hỏi người câu phải có kỹ năng dìu cá tương đối tốt và khéo léo. Người câu ít phải tập trung cao độ hơn là câu lục giật. ....

Qua đây là sự khác biệt cơ bản trong câu lục, anh em đam mê câu lục có thể cùng nhau thảo luận tại đây để chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm khi đi câu. Những điều phía trên chỉ là nói 1 cách nôm na và dễ hiểu để anh em tham khao. Còn đi sâu vào phân tích thì còn vô vàn điều vi diệu và phức tạp trong câu lục mà không phải ai cũng 

Chuyên đồ câu cá, dụng cụ thể thao giải trí ngoài trời
Chuyên đồ câu cá, dụng cụ thể thao giải trí ngoài trời
Chuyên đồ câu cá, dụng cụ thể thao giải trí ngoài trời